Home » Blog » Đa dạng hóa sản phẩm từ cam tại huyện Con Cuông

VIRI's Blog

Đa dạng hóa sản phẩm từ cam tại huyện Con Cuông

Dự án đã xây dựng tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam Bản Pha. Tư vấn sản xuất thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ cam cho tổ hợp tác.Với công nghệ mới và không phức tạp, các sản phẩm được chế biến từ cam sạch gồm mứt vỏ cam, rượu men cam, rượu cam, xà phòng cam, tinh dầu cam, si rô cam… đã thành công. Tổ hợp tác đã hoàn thành thủ tục vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm. Sản phẩm thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm. Giờ đây, khi sản xuất thành công các sản phẩm phụ phẩm từ cam gắn với du lịch cộng đồng thì giá trị từ cam sẽ tăng cao hơn nhiều. Các sản phẩm cam sạch sẽ là một trong những sản vật du lịch chủ lực, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu các ô nhiễm môi trường từ việc cam dồn ứ tại các dòng kênh cũng như thúc đẩy du lịch cho huyện miền núi Con Cuông.

Cam là một trong những loại cây ăn quả chính của tỉnh Nghệ An, diện tích trồng cam hiện nay tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn và Con Cuông. Các giống cam chủ lực giống cam Xã Đoài 2, Vân Du, V2 và Sông Con. Đến nay toàn huyện Con Cuông có 255 ha cam trồng tập trung nhiều ở các xã Yên Khê, Chi Khê, Bồng Khê, thị trấn…

Cam là cây mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị sản lượng đạt khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha/năm. Theo nhận định của nhiều người trồng cam, giá cam sẽ có xu hướng giảm nếu diện tích trồng cam tiếp tục được mở rộng, do hệ thống phân phối sản phẩm hiện nay chủ yếu thông qua mạng lưới thu gom của các thương lái. Tiêu thụ sản phẩm dùng để ăn tươi là chính, trong khi hệ thống bảo quản sau thu hoạch, chế biến các sản phẩm từ cam chưa được quan tâm phát triển nên thường chính vụ thu hoạch giá thấp, trái vụ giá cao.

Những năm gần đây, cam ngơ xuất hiện nhiều. Cam ngơ là cụm từ mà người dân thường xuyên dùng để chỉ chung các hiện tượng quả cam không lớn lên được sau đó vàng, thối và rụng. Đặc biệt trong thời gian có mưa kéo dài, mưa nắng thất thường khiến hiện tượng “cam ngơ” bùng

phát và gây rụng hàng loạt. Cam không sử dụng được, vứt đi gây lãng phí lớn. Cam ngơ rụng nhiều gây tắc nghẽn kênh mương, ô nhiễm môi trường.

Trước tình hình đó dự án: “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cam ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”đã đượcthực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017. Dự án này nằm trong khuôn khổ dự án lớn mang tên “Đa dạng hóa Sinh kế dựa vào Du lịch Di sản tại các làng nông, ngư nghiệp”. Dự án do JICA tài trợ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) là đơn vị tư vấn.

Mục tiêu dự án: Giúp các hộ tham gia Dự án biết được cách chăm sóc, thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ cam: Rượu cam, tinh dầu, nước cốt cam, mứt cam…. trong quy mô hộ gia đình.

Dự án thực hiện các hoạt động chính: Hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cam,  thiết kế giỏ, túi xách cho khách du lịch, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm Rượu cam,Nước cốt cam,Mứt cam, tinh dầu cam, xà phòng cam, đăng ký và hoàn thiện thủ tục vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển thương hiệu cam địa phương. Thông qua các hoạt động dự án nâng giá trị cam bằng công nghệ “sạch” thông qua việc chế biến các sản phẩm từ cam, mở ra một triển vọng mới về các sản phẩm du lịch địa phương.

Dự án đã xây dựng tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam Bản Pha. Tư vấn sản xuất thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ cam cho tổ hợp tác.Với công nghệ mới và không phức tạp, các sản phẩm được chế biến từ cam sạch gồm mứt vỏ cam, rượu men cam, rượu cam, xà phòng cam, tinh dầu cam, si rô cam… đã thành công. Tổ hợp tác đã hoàn thành thủ tục vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm. Sản phẩm thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm.

Giờ đây, khi sản xuất thành công các sản phẩm phụ phẩm từ cam gắn với du lịch cộng đồng thì giá trị từ cam sẽ tăng cao hơn nhiều. Các sản phẩm cam sạch sẽ là một trong những sản vật du lịch chủ lực, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu các ô nhiễm môi trường từ việc cam dồn ứ tại các dòng kênh cũng như thúc đẩy du lịch cho huyện miền núi Con Cuông.