HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu
Cây cà phê xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu tại vùng đất Buôn Ma Thuột nói chung và xã Eatu nói riêng. Nằm trên cao nguyên Đak Lak, xã Eatu có khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rất thích hợp để cây cà phê phát triển. Năm 2014, HTX nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu được thành lập với mục tiêu hỗ trợ, cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX là: Trồng, sản xuất, mua bán, chế biến cà phê, dịch vụ phân bón, vật tư nông nghiệp. HTX có 49 thành viên tham gia, trong đó thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê chiếm 90%.
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu
Địa chỉ: Thôn Ko Tam, xã Eatu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Cơ quan tài trợ: Liên minh Châu Âu (EU)
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu và phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI)
Thời gian thực hiện: Năm 2014 – năm 2017
Cây cà phê xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu tại vùng đất Buôn Ma Thuột nói chung và xã Eatu nói riêng. Nằm trên cao nguyên Đak Lak, xã Eatu có khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rất thích hợp để cây cà phê phát triển. Năm 2014, HTX nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu được thành lập với mục tiêu hỗ trợ, cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho thành viên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX là: Trồng, sản xuất, mua bán, chế biến cà phê, dịch vụ phân bón, vật tư nông nghiệp. HTX có 49 thành viên tham gia, trong đó thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê chiếm 90%.
Hợp tác xã hoạt động theo 3 tiêu chí cơ bản:
- Sản xuất và chế biến cà phê theo tiêu chuẩn Thương mại công bằng – Fair Trade.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và sản xuất cà phê bền vững.
- Phát triển cà phê chế biến ướt.
Cà phê của HTX được chế biến theo phương pháp chế biến ướt và chế biến khô, giữ nguyên được tinh hoa của đất trời, cái nắng gió của Tây Nguyên trong từ hạt cà phê. Cùng đôi bàn tay khéo léo của bà con đã tạo nên hương vị rất riêng cho cà phê nơi đây. Có thể nói, cà phê trở thành người bạn đồng hành cùng người Ê đê trong suốt cuộc đời. Cà phê trở thành nguồn thu nhập chính của họ. Và một cách vô thức, người dân Ê đê đang gửi gắm những giá trị văn hoá của mình trong mỗi hạt cà phê.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề Nông thôn Việt Nam (VIRI) đã phối hợp với Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) hỗ trợ HTX Eatu đạt chứng nhận TMCB của tổ chức Dán nhãn thương mại công bằng FLO vào tháng 2 năm 2016.
HTX Eatu là một trong hai HTX đầu tiên đạt được chứng nhận TMCB của dự án. HTX đã bán được 80 tấn cafe qua kênh Thương mại công bằng.
- Kể từ khi tham gia vào dự án TMCB, HTX tuân theo các tiêu chí TMCB: Không sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, quy trình sản xuất bảo vệ môi trường
- Đảm bảo các điều kiện lao động cho bà con xã viên: Trang bị đồ bảo hộ lao động, môi trường làm việc an toàn, giờ làm việc đảm bảo
- Xây dựng năng lực, nâng cao hiểu biết cho xã viên về thương mại công bằng.
- Cà phê có chứng nhận TMCB mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường cho HTX.
Về mặt kinh tế, cà phê chứng nhận TMCB có giá bán tốt hơn, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của các hộ thành viên. Từ việc bán cà phê TMCB, HTX có quỹ phúc lợi. Một phần quỹ phúc lợi HTX mua cây giống cây ăn quả, cây che bóng cho hội viên để sản xuất theo quy trình của thương mại công bằng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cây che bóng chủ yếu là bơ, sầu riêng, tiêu… tăng thêm thu nhập cho các hộ từ bán sản phẩm của các loại cây đó.
Về mặt môi trường, HTX mua phân vi sinh cho nông dân nghèo nhằm thực hiện sản xuất bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Sử dụng phân vi sinh trong quá trình canh tác góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo sản phẩm nông nghiệp sạch.
An toàn lao động sản xuất: HTX trang bị bảo hộ lao động cho người sản xuất và vào mùa mưa các thành viên được trang bị áo mưa.
Về mặt xã hội, công bằng trong sản xuất và hưởng lợi cho các thành viên luôn đảm bảo, không phân biệt đối xử giữa các thành phần dân tộc.
Quỹ phúc lợi hỗ trợ con em các gia đình thành viên có điều kiện đến trường, tặng quà cho các cháu học sinh nghèo. Hoạt động sinh hoạt tập thể được tổ chức cho các cháu thiếu nhi. Từ quỹ phúc lợi, HTX thành lập đội bóng đá thiếu nhi và thanh niên của HTX, trang bị quần áo thi đấu cho đội bóng.
Vấn đề bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Ê đê luôn được HTX quan tâm. Thông qua tổ chức hoạt động cộng đồng như tổ chức văn nghệ, hoạt động vui chơi, phát quà tặng nhân ngày quốc tế thiếu nhi …góp phần duy trì và bảo tồn văn hóa, gắn kết cộng đồng.