Tìm hiểu các giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng trong việc phát triển du lịch ở tỉnh Gia Lai
Thời gian: 2020 - 2022 Nhà tài trợ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai

Mục tiêu chung: Nghiên cứu các giá trị văn hoá ẩm thực đặc trưng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác giá trị văn hoá ẩm thực trong việc phát triển du lịch ở Gia Lai.

Mục tiêu cụ thể:

– Khảo sát tìm ra các đặc sản văn hóa ẩm thực đặc trưng của tỉnh Gia Lai, đồng thời liên hệ thực tiễn trong và ngoài nước để nghiên về văn hoá ẩm thực trong phát triển du lịch của tỉnh.

– Đánh giá hiệu quả của viện khai thác giá trị văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch tại Gia Lai trong thời gian quan

– Xây dựng mô hình dịch vụ ẩm thực kết hợp với du lịch dựa trên những nét đặc sắc nổi bật của văn hóa địa phương

– Đề xuất các giải pháp khai thác các giá trị văn hoá ẩm thực trong việc phát triển du lịch ở Gia Lai.
Các nội dung chính:

Nội dung 1. Thực trạng về ẩm thực Gia Lai và hoạt động khai thác ẩm thực phục vụ du lịch ở Gia Lai thời gian qua.

Nội dung 2: Xây dựng mô hình dịch vụ ẩm thực kết hợp du lịch và chương trình quảng bá ẩm thực Gia Lai.

Nội dung 3. Đề xuất giải pháp khai thác giá trị văn hóa ẩm thực trong việc phát triển du lịch ở Gia Lai.

Nội dung 4:  Biên soạn và phát hành một số ấn phẩm, bài báo, clip giới thiệu ẩm thực du lịch.

Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái-công bằng tại Việt Nam
Thời gian: 04/2020 - 04/2023 Nhà tài trợ: Liên minh Châu Âu

Mục tiêu chung của dự án nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững các sản phẩm chế biến nông sản công bằng sinh thái ở Việt Nam, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển sinh kế bền vững và nền kinh tế xanh để chuyển đổi theo hướng kinh tế carbon thấp, hiệu quả tài nguyên và nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Website dự án: http://www.ecofair.vn

VIRI xin trân trọng thông báo dự án: “Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái-công bằng tại Việt Nam” (dự án Eco-Fair) do Liên minh Châu Âu tài trợ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) là cơ quan điều phối cùng phối hợp với các đơn vị Trung tâm Sáng tạo và Phát triển bền vững CCS,  Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn  VNCPC, Công ty TNHH Funzylife sẽ được triển khai thực hiện từ tháng 4/2020 – 4/2023 (36 tháng) với tổng số tiền 1,838,256 Euro, trong đó EC tài trợ 80% và các bên đóng góp 20%.

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1             Nâng cao năng lực của các MSME để triển khai các thực hành sản xuất bền vững và đổi mới sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm nông nghiệp

Mục tiêu 2             Nâng cao nhận thức của một nhóm lớn người tiêu dùng về các hành vi tiêu dùng bền vững và xây dựng một mạng lưới để thúc đẩy nhãn sinh thái – công bằng

Mục tiêu 3             Sử dụng nền tảng điện tử bền vững để xây dựng mạng lưới nhà bán lẻ các sản phẩm sinh thái – công bằng

Mục tiêu 4             Tăng cường năng lực cho các MSME sinh thái – công bằng để tiếp cận tài chính

Mục tiêu 5             Hỗ trợ phát triển chính sách về sản xuất và tiêu dùng sinh thái – công bằng tại châu Á

Người hưởng của dự án:(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong quá trình chế biến thực phẩm nông nghiệp; (2) Những nhóm người tiêu dùng và người tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam; (3) Các cơ quan công nghiệp và các tổ chức trung gian hỗ trợ kinh doanh; (4) Hiệp hội ngành

Hỗ trợ kỹ thuật về việc phát triển chuỗi giá trị cây thuốc tại Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị Và Quảng Nam
Thời gian: 05/2022 - 03/2024 Nhà tài trợ: DAI / Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID)

Mục tiêu chung: Hỗ trợ kỹ thuật để phát triển chuỗi giá trị bền vững của cây dược liệu nhằm nâng cao thu nhập cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng, giảm mất rừng và suy thoái rừng, giảm phát thải các-bon và tăng khả năng hấp thụ các-bon và trữ lượng các-bon rừng tại Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Trị và Quảng Nam.

Mục tiêu cụ thể:
– Nâng cao năng lực về sản xuất bền vững của các cây trồng thuốc dược liệu cho các hộ lâm nghiệp và người dân sống phụ thuộc vào rừng để tăng năng suất và cải thiện thu nhập, giảm tình trạng mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên;
– Tăng cường năng lực về các vấn đề cảnh quan bền vững cho các cơ sở địa phương (tỉnh, huyện và xã) để giải quyết các vấn đề về quản lý không bền vững đối với phân ngành cây dược liệu;
– Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các Doanh nghiệp thân thiện với bảo tồn (CFE) về cây dược liệu bằng cách nâng cao kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, phát triển tổ chức và quản lý cũng như năng lực thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của CFE;
– Tận dụng các nguồn lực từ khu vực nhà nước, tư nhân và cộng đồng thông qua làm việc với các bên tham gia về chuỗi giá trị cây dược liệu và các nhà đầu tư khác nhau để huy động đầu tư cho việc nhân rộng các hoạt động trồng cây một cách bền vững.