Home » Nhóm làm vườn ươm mây bản Văng Môn

Nhóm làm vườn ươm mây bản Văng Môn

Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu bền vững, xây dựng năng lực và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân tham gia nhằm xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu quan trọng của của dự án: “ Mở rộng phát triển chuỗi giá trị mây lùng cho phụ nữ và người dân tộc thiểu số nghèo tỉnh Nghệ An” được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển Thủy Sĩ (SDC) và tổ chức Oxfam Hong Kong (OHK) tại Viêt Nam, VIRI là một trong những đối tác thực hiện các hợp phần của dự án.

Nhóm làm vườn ươm mây bản Văng Môn
Địa chỉ: Bản Văng Môn, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
Cơ quan tài trợ: Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ và Oxfam Hồng Kông (OHK)
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu và phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI)
Thời gian thực hiện: Năm 2013 – năm 2015

Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu bền vững, xây dựng năng lực và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân tham gia nhằm xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu quan trọng của của dự án: “ Mở rộng phát triển chuỗi giá trị mây lùng cho phụ nữ và người dân tộc thiểu số nghèo tỉnh Nghệ An” được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển Thủy Sĩ (SDC) và tổ chức Oxfam Hong Kong (OHK) tại Việt Nam, VIRI là một trong những đối tác thực hiện các hợp phần của dự án. Dự án đã làm thay đổi nhận thức của những người tham gia, trong việc xóa đói giảm nghèo từng bước phát triển bền vững.

Trong thời gian triển khai dự án, chúng tôi đã tận mắt nhận ra sự thay đổi từng ngày của người dân nơi đây. Nhiều hộ từ nghèo khó đã vươn lên thoát nghèo, khá giả hơn. Và một trong những tấm gương tiêu biểu là hộ gia đình ông Chu Văn Nghệ.

Ông Chu Văn Nghệ, năm nay gần 60 tuổi, sống ở bản Văng Môn, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Trước đây, gia đình ông là một trong những hộ nghèo, thiếu ăn 7 – 8 tháng/năm.

Ông đã tham gia vào nhóm sở thích vườn ươm mây từ 06/05/2011, hai ông bà khi đó đã gần 60 tuổi, là một trong những hộ nghèo của bản. Sau buổi họp thành lập nhóm, nhận thức của ông bà đã thay đổi, tự nguyện tham gia và nắm được tiềm năng phát triển của cây mây, ông càng quyết tâm hơn và cố gắng hoàn thành thật tốt trong giai đoạn đầu của chuỗi phát triển đó là “Ươm hạt mây thành cây mây”.

Trong thời gian tham gia dự án, ông được đào tạo, tập huấn và tự làm các khâu: Từ xử lý hạt giống mây, gieo mây, đóng bầu, làm giàn che, tra cây giống vào bầu, chăm sóc cây Mây và xuất giống cho các hộ có nhu cầu trồng Mây. Trong tất cả các khâu, ông đều được các cán bộ dự án nhiệt tình chỉ dẫn theo phương pháp cầm tay chỉ việc, thêm vào đó chính sự nhiệt tình và chăm chỉ học hỏi của bản thân ông nên vườn ươm mây phát triển tốt. Bên cạnh hỗ trợ về mặt kỹ thuật, dự án còn hỗ trợ hạt giống cây, dụng cụ nguyên liệu. Ông chia sẻ “Làm vườn ươm mây giống phải chăm chỉ, làm theo hướng dẫn của cán bộ thì mình mới có cách làm đúng và cây mây mới phát triển tốt được”. Sau 17 tháng làm vườn ươm mây, cũng như các hộ tham gia vào mô hình vườn ươm mây giống trong bản, ai cũng rất vui mừng vì kết quả tốt đẹp đã đạt được, nhờ vườn ươm mây giống này mà thu nhập của gia đình ông tăng lên rõ rệt.

Năm 2012, 08 hộ làm vườn ươm thu nhập 171 triệu đồng, riêng hộ ông Chu Văn Nghệ thu nhập 33 triệu đồng. Cuối năm 2012, ông cùng 3 hộ khác tiếp tục tự ươm mây giống, năm 2013 tổng 4 hộ thu được 127 triệu tiền bán cây mây giống, riêng hộ ông Nghệ thu được 79 triệu đồng. Nhờ sự chăm chỉ và cần cù trong công việc mà đời sống của gia đình ông sung túc hơn, nhà cửa khang trang hơn, mua được tivi, xe máy. Bên cạnh đó ông tự ươm giống Xoan, hàng năm thu nhập từ bán cây xoan giống lên đến 6 – 7 triệu đồng/năm. Không những thế năm 2013, ông Nghệ mạnh dạn nhờ cán bộ Dự án Mây lùng – OHK mua hạt giống mây nước để tự ươm, năm 2014 thu nhập từ bán Mây nước trên 10 triệu đồng và vụ Xuân năm 2015, UBND huyện Tương Dương đã đặt mua hết số Mây nước của ông để cung ứng cho các hộ trồng mây thuộc bản Yên Hương – xã Yên Hòa. Tổng thu nhập từ việc bán mây giống của gia đình ông năm 2015 gần 70 triệu đồng.

Không những gia đình ông Nghệ từ tham gia Dự án Mây lùng – OHK giỏi ươm Mây giống và các loại cây khác mà gia đình ông Nghệ còn trồng thêm gần 01 ha Mây nước, đồng thời năm 2013, ông nhờ cán bộ Dự án Mây lùng – OHK hướng dẫn cho ông cách khai thác 3000 m2 Mây nếp ông trồng năm 2007 và tiếp cận thị trường tiêu thụ.

Không dừng lại ở đó, nắm bắt được nhu cầu sản xuất của các nhóm thủ công truyền thống, ông đã đi đến các bản Yên Hương, xã Yên Hòa; bản Huồi Cụt, xã Yên Na và một số bản khác có nghề đan mây tre truyền thống nhu cầu mua sợi mây. Ông đã bán sợi mây tươi với giá 10.000đ/kg sợi, giải quyết khó khăn của các nhóm thủ công khi không có tiền mua nguyên liệu ông đã đổi 10kg sợi mây lấy 5 ghế mây, sau đó hàng tuần ông vừa cung cấp sợi mây vừa giải quyết đầu ra cho các nhóm. Cách làm linh hoạt này không những đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu, giải quyết đầu ra cho các nhóm sản xuất mà còn tạo thêm thu nhập đáng kể từ việc buôn bán ghế mây cho gia đình ông.

Tận mắt chứng kiến sự thay đổi từng ngày của gia đình ông, nhiều người dân trong vùng đã tới học hỏi kinh nghiệm, cách làm của gia đình ông. Cũng từ đó, nhiều người muốn tham gia vào dự án, tính đến năm 2014, toàn huyện Tương Dương có 40 nhóm sở thích trồng mây, năm 2015 đã có 76 hộ đăng ký tham gia trồng mây với diện tích 20.4ha.

Những buổi sinh hoạt nhóm hàng tháng là thời gian mà ông chia sẻ kinh nghiệm của mình với các thành viên trong nhóm, cùng trao đổi và hướng dẫn để tất các các hộ trong nhóm đều nắm được kỹ thuật, nhắc nhở, chia sẻ với những hộ chưa làm tốt. Là nhóm trưởng của nhóm vườn ươm mây, ông luôn hoàn thiện tốt trách nhiệm và được cách thành viên tin yêu.

Ông Nghệ chia sẻ: “Từ ngày tham gia dự án cuộc sống của cả gia đình tôi thay đổi nhiều lắm, trước kia gia đình tôi quanh năm với nương rẫy mà vẫn không đủ ăn, quần áo chẳng có mà mặc, con cái không có điều kiện học hành thì bây giờ khác lắm rồi, cuộc sống no đủ, con cháu được học hành, nhà cửa khang trang và sạch đẹp hơn nhiều. Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức OHK, SDC, VIRI, các cán bộ đã giúp chúng tôi thoát nghèo”. Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa những tâm gương vươn lên vượt khó thoát nghèo ở bản nhỏ Văng Môn, ở xã miền núi Yên Hòa.

Hợp tác xã Bản Diềm

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Đi từ trung tâm xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An khoảng 8km đường đất đá gồ ghề, một bản vùng sâu biên giới, nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào người Thái – đó là bản Diềm. Người dân bản Diềm sống chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản…

HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Cây cà phê xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu tại vùng đất Buôn Ma Thuột nói chung và xã Eatu nói riêng. Nằm trên cao nguyên Đak Lak, xã Eatu có khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rất thích hợp để cây cà…

Tạo đồng thuận trong cộng đồng đem lại lợi ích kinh tế

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án cùng UBND xã, lãnh đạo thôn đã vận động người dân cùng ký cam kết thu hoạch thảo quả đúng thời điểm, đưa ra biện pháp chống hiện tượng trộm thảo quả. Nhờ đó, sản lượng thảo quả thu hoạch trong năm sau tăng gấp 20% so với các năm trước. Chất lượng…

Câu chuyện thành công: Thương mại công bằng

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án Xúc tiến thương mại công bằng ở Việt Nam do EU tài trợ được triển khai trong 3 năm 2014-2017 với các mục tiêu chính như sau: (1) Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam, (2) Nâng cao nhận thức và thúc đẩy TMCB ở Việt Nam, (3)…

Đa dạng hóa sản phẩm từ cam tại huyện Con Cuông

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án đã xây dựng tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam Bản Pha. Tư vấn sản xuất thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ cam cho tổ hợp tác.Với công nghệ mới và không phức tạp, các sản phẩm được chế biến từ cam sạch…