Home » Đa dạng hóa sản phẩm từ cam tại huyện Con Cuông

Đa dạng hóa sản phẩm từ cam tại huyện Con Cuông

Dự án đã xây dựng tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam Bản Pha. Tư vấn sản xuất thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ cam cho tổ hợp tác.Với công nghệ mới và không phức tạp, các sản phẩm được chế biến từ cam sạch gồm mứt vỏ cam, rượu men cam, rượu cam, xà phòng cam, tinh dầu cam, si rô cam… đã thành công. Tổ hợp tác đã hoàn thành thủ tục vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm. Sản phẩm thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm. Giờ đây, khi sản xuất thành công các sản phẩm phụ phẩm từ cam gắn với du lịch cộng đồng thì giá trị từ cam sẽ tăng cao hơn nhiều. Các sản phẩm cam sạch sẽ là một trong những sản vật du lịch chủ lực, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu các ô nhiễm môi trường từ việc cam dồn ứ tại các dòng kênh cũng như thúc đẩy du lịch cho huyện miền núi Con Cuông.

Cam là một trong những loại cây ăn quả chính của tỉnh Nghệ An, diện tích trồng cam hiện nay tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn và Con Cuông. Các giống cam chủ lực giống cam Xã Đoài 2, Vân Du, V2 và Sông Con. Đến nay toàn huyện Con Cuông có 255 ha cam trồng tập trung nhiều ở các xã Yên Khê, Chi Khê, Bồng Khê, thị trấn…

Cam là cây mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị sản lượng đạt khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha/năm. Theo nhận định của nhiều người trồng cam, giá cam sẽ có xu hướng giảm nếu diện tích trồng cam tiếp tục được mở rộng, do hệ thống phân phối sản phẩm hiện nay chủ yếu thông qua mạng lưới thu gom của các thương lái. Tiêu thụ sản phẩm dùng để ăn tươi là chính, trong khi hệ thống bảo quản sau thu hoạch, chế biến các sản phẩm từ cam chưa được quan tâm phát triển nên thường chính vụ thu hoạch giá thấp, trái vụ giá cao.

Những năm gần đây, cam ngơ xuất hiện nhiều. Cam ngơ là cụm từ mà người dân thường xuyên dùng để chỉ chung các hiện tượng quả cam không lớn lên được sau đó vàng, thối và rụng. Đặc biệt trong thời gian có mưa kéo dài, mưa nắng thất thường khiến hiện tượng “cam ngơ” bùng

phát và gây rụng hàng loạt. Cam không sử dụng được, vứt đi gây lãng phí lớn. Cam ngơ rụng nhiều gây tắc nghẽn kênh mương, ô nhiễm môi trường.

Trước tình hình đó dự án: “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ cam ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”đã đượcthực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017. Dự án này nằm trong khuôn khổ dự án lớn mang tên “Đa dạng hóa Sinh kế dựa vào Du lịch Di sản tại các làng nông, ngư nghiệp”. Dự án do JICA tài trợ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) là đơn vị tư vấn.

Mục tiêu dự án: Giúp các hộ tham gia Dự án biết được cách chăm sóc, thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ cam: Rượu cam, tinh dầu, nước cốt cam, mứt cam…. trong quy mô hộ gia đình.

Dự án thực hiện các hoạt động chính: Hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cam,  thiết kế giỏ, túi xách cho khách du lịch, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm Rượu cam,Nước cốt cam,Mứt cam, tinh dầu cam, xà phòng cam, đăng ký và hoàn thiện thủ tục vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển thương hiệu cam địa phương. Thông qua các hoạt động dự án nâng giá trị cam bằng công nghệ “sạch” thông qua việc chế biến các sản phẩm từ cam, mở ra một triển vọng mới về các sản phẩm du lịch địa phương.

Dự án đã xây dựng tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam Bản Pha. Tư vấn sản xuất thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ cam cho tổ hợp tác.Với công nghệ mới và không phức tạp, các sản phẩm được chế biến từ cam sạch gồm mứt vỏ cam, rượu men cam, rượu cam, xà phòng cam, tinh dầu cam, si rô cam… đã thành công. Tổ hợp tác đã hoàn thành thủ tục vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm. Sản phẩm thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm.

Giờ đây, khi sản xuất thành công các sản phẩm phụ phẩm từ cam gắn với du lịch cộng đồng thì giá trị từ cam sẽ tăng cao hơn nhiều. Các sản phẩm cam sạch sẽ là một trong những sản vật du lịch chủ lực, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu các ô nhiễm môi trường từ việc cam dồn ứ tại các dòng kênh cũng như thúc đẩy du lịch cho huyện miền núi Con Cuông.

Hợp tác xã Bản Diềm

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Đi từ trung tâm xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An khoảng 8km đường đất đá gồ ghề, một bản vùng sâu biên giới, nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào người Thái – đó là bản Diềm. Người dân bản Diềm sống chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản…

HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Cây cà phê xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu tại vùng đất Buôn Ma Thuột nói chung và xã Eatu nói riêng. Nằm trên cao nguyên Đak Lak, xã Eatu có khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rất thích hợp để cây cà…

Tạo đồng thuận trong cộng đồng đem lại lợi ích kinh tế

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án cùng UBND xã, lãnh đạo thôn đã vận động người dân cùng ký cam kết thu hoạch thảo quả đúng thời điểm, đưa ra biện pháp chống hiện tượng trộm thảo quả. Nhờ đó, sản lượng thảo quả thu hoạch trong năm sau tăng gấp 20% so với các năm trước. Chất lượng…

Nhóm làm vườn ươm mây bản Văng Môn

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu bền vững, xây dựng năng lực và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân tham gia nhằm xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu quan trọng của của dự án: “ Mở rộng phát triển chuỗi giá trị mây lùng cho phụ nữ và người dân…

Câu chuyện thành công: Thương mại công bằng

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án Xúc tiến thương mại công bằng ở Việt Nam do EU tài trợ được triển khai trong 3 năm 2014-2017 với các mục tiêu chính như sau: (1) Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam, (2) Nâng cao nhận thức và thúc đẩy TMCB ở Việt Nam, (3)…