Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam

Chào mừng quý vị đến với trang web của Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) – một trong những tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn bền vững ở Việt Nam. VIRI thành lập từ năm 1997 bởi Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam và được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, VIRI hỗ trợ sự phát triển bền vững ngành nghề nông thôn trong suốt 25 năm qua.

Các hoạt động chính của VIRI bao gồm: Nghiên cứu và tư vấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động phát triển cộng đồng. Sứ mệnh của chúng tôi là đưa những thành quả từ nghiên cứu vào việc đầu tư phát triển nhằm tăng cường tính bền vững, năng suất và hiệu quả của ngành nghề nông thôn giúp nâng cao đời sống của người dân nghèo, tạo cơ hội cho phụ nữ và bảo vệ môi trường.

Trong 25 năm hoạt động, VIRI đã nỗ lực góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội, cân bằng hoạt động ngành nghề giữa đô thị và nông thôn, đa dạng hoá thu nhập nông thôn, xúc tiến sản xuất và tiêu thụ bền vững, đặc biệt thông qua các hoạt động tạo thu nhập bền vững ở địa phương làm chậm lại sự di chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị cũng như tăng cường vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

VIRI đã hỗ trợ chuyên sâu trên 300 doanh nghiệp, hợp tác xã;  60.000  hộ hưởng lợi trực tiếp, trong đó 80% là phụ nữ; 1.200 doanh nghiệp được đào tạo;  500.000 người được đào tạo về tiêu dùng bền vững; 70 công nghệ được chuyển giao; 1.200 sự kiện truyền thông, nâng cao nhận thức; hỗ trợ xuất khẩu sang 20 thị trường mới, đem lại tác động tích cực về sản xuất bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu các tác động biến đổi khí hậu, kết nối thị trường. Rất nhiều đơn vị do VIRI trực tiếp hỗ trợ trở thành các doanh nghiệp tiên phong về kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội bền vững ở địa phương.

VIRI đã làm việc với trên 30 quốc gia và các tổ chức quốc tế cho các dự án nghiên cứu, phát triển và vận động chính sách tại Việt Nam và cộng đồng các nước ASEAN.

VIRI cam kết phát triển bền vững ngành nghề nông thôn ở Việt Nam, chúng tôi đã và đang hợp tác với tổ chức Việt Nam và quốc tế để nghiên cứu, ứng dụng, thực hiện các sáng kiến và dự án phát triển cũng như vận động chính sách tại Việt Nam và cộng đồng các nước ASEAN.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị đến VIRI.

Viện trưởng

TS. Nguyễn Bảo Thoa

Các dự án đang thực hiện
“Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu thông qua xây dựng hướng dẫn ‘Sản xuất hàng hóa không phá rừng’ theo quy định của EUDR”
Thời gian: Nhà tài trợ:
Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề Nông thôn Việt Nam (VIRI) hân hạnh được hợp tác với Văn phòng Chứng nhận Lâm nghiệp Việt Nam (VFCO) triển khai dự án: “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu thông qua xây dựng hướng dẫn ‘Sản xuất hàng hóa không phá rừng’ theo quy định của EUDR”
Mục tiêu chung là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) thông qua việc xây dựng hướng dẫn và xây dựng năng lực để thực hiện sản xuất hàng hóa nông nghiệp không phá rừng, suy thoái rừng nhằm đáp ứng các yêu cầu thương mại của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường EU theo quy định của EUDR và ​​tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là:
(i) Xây dựng hướng dẫn thực hiện sản xuất hàng hóa nông nghiệp không phá rừng đáp ứng các quy định của EUDR;
(ii) Xây dựng hướng dẫn xác minh sản phẩm nông nghiệp không phá rừng trên môi trường số;
(iii) Hỗ trợ các sản phẩm và ngành có tiềm năng xuất khẩu như đã xác định trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia đến năm 2030
Dự án này thuộc Quỹ hỗ trợ đổi mới và năng lực cạnh tranh (ICG Facility) của chương trình SwissTrade, do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ

Viri những con số

icon

Dự án đã thực hiện

125

icon

Người hưởng lợi

50,000

icon

Nhóm sản xuất

217

icon

Tình nguyện viên

25

Sự kiện sắp tới

  • 11 2024

    Hội nghị thượng đỉnh AVPN Nam Á 2024 tại Chennai, Ấn Độ

    Ngày 9-10/12/2024, VIRI sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh AVPN Nam Á 2024 tại Chennai, Ấn Độ, hội nghị nhằm mục đích thúc đẩy kết nối và xúc tiến hoạt động liên quan đến hành động về khí hậu, trao quyền cho thanh niên, tác động sức khỏe và bình đẳng giới. Cùng nhau, chúng ta sẽ đi sâu vào tiềm năng biến đổi của hoạt động từ thiện và tác động đầu tư vào việc thúc đẩy tiến bộ cho Nam Á

Câu chuyện thành công

Hợp tác xã Bản Diềm

Đi từ trung tâm xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An khoảng 8km đường đất đá gồ ghề, một bản vùng sâu biên giới, nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào người Thái – đó là bản Diềm. Người dân bản Diềm sống chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản…

Đọc toàn bộ câu chuyện
HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu

Cây cà phê xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu tại vùng đất Buôn Ma Thuột nói chung và xã Eatu nói riêng. Nằm trên cao nguyên Đak Lak, xã Eatu có khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rất thích hợp để cây cà…

Đọc toàn bộ câu chuyện
Tạo đồng thuận trong cộng đồng đem lại lợi ích kinh tế

Dự án cùng UBND xã, lãnh đạo thôn đã vận động người dân cùng ký cam kết thu hoạch thảo quả đúng thời điểm, đưa ra biện pháp chống hiện tượng trộm thảo quả. Nhờ đó, sản lượng thảo quả thu hoạch trong năm sau tăng gấp 20% so với các năm trước. Chất lượng…

Đọc toàn bộ câu chuyện
Nhóm làm vườn ươm mây bản Văng Môn

Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu bền vững, xây dựng năng lực và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân tham gia nhằm xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu quan trọng của của dự án: “ Mở rộng phát triển chuỗi giá trị mây lùng cho phụ nữ và người dân…

Đọc toàn bộ câu chuyện
Câu chuyện thành công: Thương mại công bằng

Dự án Xúc tiến thương mại công bằng ở Việt Nam do EU tài trợ được triển khai trong 3 năm 2014-2017 với các mục tiêu chính như sau: (1) Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam, (2) Nâng cao nhận thức và thúc đẩy TMCB ở Việt Nam, (3)…

Đọc toàn bộ câu chuyện
Đa dạng hóa sản phẩm từ cam tại huyện Con Cuông

Dự án đã xây dựng tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm từ cam Bản Pha. Tư vấn sản xuất thử nghiệm và chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ cam cho tổ hợp tác.Với công nghệ mới và không phức tạp, các sản phẩm được chế biến từ cam sạch…

Đọc toàn bộ câu chuyện
“Vàng treo” ở bản Thái Con Cuông

Những vườn cam lúc lỉu tại bản Pha của đồng bào dân tộc Thái, xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) không chỉ cho thu hoạch hàng chục tấn trái mỗi vụ, mà còn giúp người dân chế biến nên nhiều sản phẩm độc đáo, vừa nâng cao giá trị trái cam, vừa góp…

Đọc toàn bộ câu chuyện
HTX Nông nghiệp Dịch vụ Công bằng Ea Kiết

HTX Nông nghiệp Dịch vụ Công bằng Ea Kiết tiền thân là Tổ Liên kết Thương mại Công bằng Eakiết. Được thành lập vào tháng 10/2008 đến tháng 3/2011 Tổ liên kết chuyển thành HTX. Bước đầu mới thành lập HTX chỉ có 48 thành viên tham gia, đến nay HTX có 97 thành viên…

Đọc toàn bộ câu chuyện
Mô hình điểm không lao động trẻ em tại Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội

Sau một thời gian làm việc, hộ gia đình đã nhiệt tình phối hợp tham gia vào dự án và có những thay đổi rõ rệt. Hộ đã nhận thức rõ ràng về lao động trẻ em, tuân thủ theo đúng luật pháp, không sử dụng lao động trẻ em, nếu có lao động 17…

Đọc toàn bộ câu chuyện
Cải tiến vượt trội về kỹ thuật, mẫu mã và kết nối thị trường

Một trong những sáng kiến thành công do dự án mang lại về thiết kế tre là kỹ thuật làm các sản phẩm có góc vuông như hộp, khay, giỏ. HTX cũng được đào tạo về cách nhuộm màu tự nhiên và sử dụng sơn gốc nước (loại sơn an toàn đáp ứng đủ tiêu…

Đọc toàn bộ câu chuyện

Hãy tham gia hành trình Thương Mại Công Bằng với chúng tôi