Nguồn nhân lực và văn hóa là tài sản quý giá nhất của VIRI. Chính sự thông minh, chính trực, niềm đam mê với nghề và khát vọng của con người nơi đây đã mang lại danh tiếng cho VIRI. Với 48 giờ làm việc toàn thời gian mỗi tuần ở Hà Nội, VIRI tạo ra một môi trường làm việc để mọi người có thể chứng tỏ khả năng của mình, tập trung vào công việc vàmang lại các giá trị cho khách hàng. VIRI khuyến khích mọi người vượt qua thách thức một cách sáng tạo và độc đáo, đặc biệt nhấn mạnh vào hiệu suất, kỹ năng và sự bình đẳng.

Chúng tôi nhận thấy rằng các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng nhưng vẫn là chưa đủ cho sự phát triển bền vững. Con người cần phải được đặt ở vị trí trung tâm trong các quá trình và đó là lý do tại sao mọi thành viên của VIRI chúng tôi đều được đánh giá cao về mặt chuyên môn. Mọi thành viên của VIRI đều được trang bị các tiêu chuẩn về sự chuyên nghiệp, về thiết lập – duy trì kiểm soát chất lượng và đảm bảo chuyển giao kiến thức.

“Tất cả chúng tôi đều yêu thích công việc của mình và không ngừng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn. Trong thế giới đầy biến động này, chúng tôi cần kết hợp kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm của mình để đổi mới, nhờ vậy chúng tôi có thể tạo ra những giá trị đích thực góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành nghề nông thôn trong các cộng đồng địa phương trên khắp Việt Nam” Giám đốc VIRI – Bà Nguyễn Bảo Thoa chia sẻ.

8 trung tâm chuyên môn của VIRI:

  1. Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ các Làng nghề Thủ công Truyền thống Việt Nam (HRPC)
  2. Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển Thực phẩm vì sức khỏe (HFC)
  3. Trung tâm Phát triển Mỗi làng một sản phẩm (OVOP)
  4. Trung tâm Phát triển Du lịch cộng đồng (CBTC)
  5. Trung tâm Giới và Phát triển (GDC)
  6. Trung tâm Phát triển bền vững (SDC)
  7. Trung tâm Tư vấn và Phát triển Ngành nghề nông thôn (RDC)
  8. Trung tâm nghiên cứu đất và rừng (LFC)

Là một thành viên của Tổ chức thương mại bình đẳng thế giới (WFTO), VIRI luôn áp dụng 10 nguyên tắc chính củathương mại bình đẳng trong các hoạt động thường ngày và thực tiễn công việc của mình. VIRI cũng thiết lập các mối quan hệ thương mại chuyên nghiệp với một mạng lưới khách hàng rộng khắp của thương mại bình đẳng toàn cầu. Ở Việt Nam, VIRI cố gắng định hướng thương mại bình đẳng thông qua mạng lưới khách hàng tại địa phương để tạo cơ hội cải thiện thị trường tiêu thụ cho người sản xuất trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

Hiện tại, các hoạt động nghiên cứu và phát triển của VIRI có mặt ở 59 trên 63 tỉnh thành ở Việt Nam và góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn. Trong những năm tới, VIRI cũng sẽ làm việc tại Lào,Campuchia và mở rộng hoạt động sang các quốc gia khác trong khu vực.