Home » Blog » Câu chuyện thành công: Thương mại công bằng

VIRI's Blog

Câu chuyện thành công: Thương mại công bằng

Dự án Xúc tiến thương mại công bằng ở Việt Nam do EU tài trợ được triển khai trong 3 năm 2014-2017 với các mục tiêu chính như sau: (1) Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam, (2) Nâng cao nhận thức và thúc đẩy TMCB ở Việt Nam, (3) Xây dựng năng lực cho TMCB của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tuân thủ theo các yêu cầu tiếp cận thị trường châu Âu, (4) Phát triển thị trường liên kết giữa các công ty TMCB ở Việt Nam và khách hàng TMCB châu Âu đồng thời phát triển các kênh TMCB ở Việt Nam, (5) Phát triển chính sách thương mại công bằng ở Việt Nam. Dự án đã thành công tốt đẹp, đạt được đủ mọi chỉ số, đầu ra và kết quả mong đợi và đúng theo kế hoạch thời gian. Đặc biệt, một số đầu ra còn vượt trên kết quả dự kiến ban đầu, đặc biệt được kể đến phần doanh số xuất khẩu và doanh số bán hàng TMCB trong nước.

Dự án Xúc tiến thương mại công bằng ở Việt Nam do EU tài trợ được triển khai trong 3 năm 2014-2017 với các mục tiêu chính như sau:

  • (1) Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam,
  • (2) Nâng cao nhận thức và thúc đẩy TMCB ở Việt Nam,
  • (3) Xây dựng năng lực cho TMCB của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tuân thủ theo các yêu cầu tiếp cận thị trường châu Âu,
  • (4) Phát triển thị trường liên kết giữa các công ty TMCB ở Việt Nam và khách hàng TMCB châu Âu đồng thời phát triển các kênh TMCB ở Việt Nam,
  • (5) Phát triển chính sách thương mại công bằng ở Việt Nam.

Dự án đã thành công tốt đẹp, đạt được đủ mọi chỉ số, đầu ra và kết quả mong đợi và đúng theo kế hoạch thời gian. Đặc biệt, một số đầu ra còn vượt trên kết quả dự kiến ban đầu, đặc biệt được kể đến phần doanh số xuất khẩu và doanh số bán hàng TMCB  trong nước.  Thị trường xuất khẩu của các công ty chứng nhận TMCB đã tăng đáng kể. Một số công ty đã tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu kể từ khi gia nhập dự án như Bobi Craft và Fagi. Tất cả các công ty khác, đều có doanh thu tăng từ 20-50% kể từ năm 2015. Thị trường trong nước, doanh thu tăng mạnh, với Hợp tác xã Eakiet tăng gấp 3, với Hợp tác xã Eatu tăng gấp 2 và  với Bobbi Craft tăng 4 lần. Bán lẻ thông qua hệ thống cửa hàng tại Việt Nam tăng hơn 3 lần từ năm 2015.

Thương mại công bằng cũng góp phần hỗ trợ xây dựng hình ảnh tốt đẹp hơn cho nông sản và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, có lẽ chính vì điều này mà dự án của chúng tôi nhận được sự ủng hộ đặc biệt của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán tương mại, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại; bà Colette Odriscoll, Giám đốc chương trình, Ban Hợp tác và Phát triển; cũng như các anh chị trong Phái đoàn và Ban quản lý dự án EU-MUTRAP.

Dự án đồng thời nhận được sự ủng hộ tích cực từ Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Cục Chế biến Nông Lâm Thuỷ sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp) và các ban ngành liên quan khác.

Cũng trong tháng 5 năm 2016, Dự án đã có vinh dự được đón ngài Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Đại sứ Bỉ đến thăm và làm việc tại Đắk Lắk. Ngài Đại sứ đã có nhận xét và đánh giá hết sức tốt đẹp cũng như ủng hộ cho việc phát triển TMCB.

VIRI cùng các hiệp hội chuyên ngành (VItas, Vicofa, Vietcraft) cam kết sẽ tiếp tục phát triển thương mại công bằng tại ngành hàng của mình, hệ thống các cửa hàng tiếp tục xúc tiến sản phẩm TMCB ngay cả sau khi dự án kết thúc. Ngoài ra, VIRI cùng các Hiệp hội và các đối tác như tổ chức VNCPC, CCS tiếp tục xây dựng các dự án nhằm đưa việc phát triển sp TMCB ra các nước trong khu vực.

Chúng tôi xin gửi kèm theo đây 1 số kết quả Dự án đã đạt được trong bộ bưu thiếp lưu niệm này.