Home » Mô hình điểm không lao động trẻ em tại Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội

Mô hình điểm không lao động trẻ em tại Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội

Sau một thời gian làm việc, hộ gia đình đã nhiệt tình phối hợp tham gia vào dự án và có những thay đổi rõ rệt. Hộ đã nhận thức rõ ràng về lao động trẻ em, tuân thủ theo đúng luật pháp, không sử dụng lao động trẻ em, nếu có lao động 17 tuổi thì bố trí công việc nhẹ, thời gian làm việc ít hơn so với nhân viên khác, không cho con nhỏ của mình tham gia lao động. Hộ gia đình rất cảm kích khi nhìn thấy sự thay đổi và sẵn sàng tham gia chứng nhận điểm về hộ sản xuất không có lao động trẻ em cũng như chia sẻ câu chuyện của mình tới các cơ sở sản xuất khác, các hộ gia đình khác. 

Cơ sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình CoKo Namilk được xác định bởi Sở Lao động, thương binh và xã hội Hà Nội là một trong các hộ gia đình có nguy cơ lao động trẻ em tại làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội trong khuôn khổ Thỏa thuận thực hiện cung cấp hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án “Tăng cường Năng lực Quốc gia nhằm Phòng ngừa và Giảm thiểu Lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE)”, được tài trợ bởi Tổ chức ILO.

Những buổi đầu của dự án, hộ còn khá e dè khi nhắc đến các vấn đề lao động trẻ em, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động…Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ dự án của VIRI đã làm việc trực tiếp với hộ gia đình, thuyết phục, giải thích cho hộ hiểu thêm về dự án cũng như các vấn đề nổi cộm mà hộ gia đình đang có thể gặp phải. Sau một thời gian làm việc, hộ gia đình đã nhiệt tình phối hợp tham gia vào dự án và có những thay đổi rõ rệt. Hộ đã nhận thức rõ ràng về lao động trẻ em,tuân thủ theo đúng luật pháp, không sử dụng lao động trẻ em, nếu có lao động 17 tuổi thì bố trí công việc nhẹ, thời gian làm việc ít hơn so với nhân viên khác, không cho con nhỏ của mình tham gia lao động.

Bên cạnh đó, các kiến thức về tiếp thị, an toàn, vệ sinh, chất lượng sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm, cách tính giá thành sản phẩm, quản lý sổ sách… đều được nâng cao.

Không chỉ vậy, được dự án hỗ trợ dụng cụ và một phần kinh phí tu sửa lại cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo ATLĐ và ATVSLĐ, hộ gia đình đã tự nguyện đóng góp thêm kinh phí (khoảng hơn 200 triệu) để cải thiện hạ tầng cơ sở nhà xưởng nhằm đảm bảo an toàn lao động cho người tham gia lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.  Các cải tiến về điều kiện lao động bao gồm: mắc cửa nhựa trong chống ruồi muỗi, sắp xếp lại đồ đạc và phân khu tốt hơn, phần nền nhà đã được nâng cao tránh nước lụt, các khu vực có ghi biển hiệu rõ ràng để dễ nhận biết, cải thiện quy trình vệ sinh và quản lý. 

Đặc biệt, hộ được tư vấn bởi chuyên gia cao cấp của VIRI về việc cải thiện chất lượng sản phẩm và bao bì nhãn mác đã giúp cho sản phẩm của hộ sản xuất có mặt tại các cửa hàng cao cấp tại Hà Nội và thành phố Huế.

Hộ gia đình rất cảm kích khi nhìn thấy sự thay đổi và sẵn sàng tham gia chứng nhận điểm về hộ sản xuất không có lao động trẻ em cũng như chia sẻ câu chuyện của mình tới các cơ sở sản xuất khác, các hộ gia đình khác. 

Hợp tác xã Bản Diềm

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Đi từ trung tâm xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An khoảng 8km đường đất đá gồ ghề, một bản vùng sâu biên giới, nơi sinh sống của hơn 100 hộ đồng bào người Thái – đó là bản Diềm. Người dân bản Diềm sống chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản…

HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Eatu

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Cây cà phê xuất hiện, tồn tại và phát triển từ lâu tại vùng đất Buôn Ma Thuột nói chung và xã Eatu nói riêng. Nằm trên cao nguyên Đak Lak, xã Eatu có khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên với 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rất thích hợp để cây cà…

Tạo đồng thuận trong cộng đồng đem lại lợi ích kinh tế

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án cùng UBND xã, lãnh đạo thôn đã vận động người dân cùng ký cam kết thu hoạch thảo quả đúng thời điểm, đưa ra biện pháp chống hiện tượng trộm thảo quả. Nhờ đó, sản lượng thảo quả thu hoạch trong năm sau tăng gấp 20% so với các năm trước. Chất lượng…

Nhóm làm vườn ươm mây bản Văng Môn

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Thúc đẩy sản xuất nguyên liệu bền vững, xây dựng năng lực và từng bước nâng cao thu nhập cho người dân tham gia nhằm xóa đói giảm nghèo là những mục tiêu quan trọng của của dự án: “ Mở rộng phát triển chuỗi giá trị mây lùng cho phụ nữ và người dân…

Câu chuyện thành công: Thương mại công bằng

Viết ngày 20 Tháng Hai, 2023

Dự án Xúc tiến thương mại công bằng ở Việt Nam do EU tài trợ được triển khai trong 3 năm 2014-2017 với các mục tiêu chính như sau: (1) Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng (TMCB) ở Việt Nam, (2) Nâng cao nhận thức và thúc đẩy TMCB ở Việt Nam, (3)…